Sống trong nỗi lo bờ biển sạt lở cuốn nhà
Bộ GD-ĐT cho biết, trong hai ngày (5 - 6.3), cơ quan này đã kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm tại Hải Phòng và Bắc Giang. Để thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm, mỗi địa phương, nhà trường "mã hóa" khác nhau trong nguyên tắc chỉ đạo dễ hiểu, dễ nhớ. Ví dụ, Bắc Giang thì yêu cầu các trường cam kết "2K-2T", còn trường học ở Hải Phòng nêu tinh thần "4K"…Tại buổi làm việc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang Bạch Đăng Khoa cho biết, để thực hiện Thông tư 29, sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí hiện có để xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, đảm bảo khoa học, phù hợp, đúng quy định, nhất là đối tượng học sinh cuối cấp.Các nhà trường rà soát lại phân công chuyên môn, tận dụng số giờ của giáo viên chưa bố trí đủ định mức lao động để phân công dạy thêm cho học sinh cuối cấp. Bố trí kinh phí chi cho dạy thêm, học thêm trong nhà trường từ nguồn kinh phí đã cấp cho các đơn vị năm 2025.Khuyến khích giáo viên trong nhà trường dạy củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh nhằm đảm bảo ngưỡng đầu ra của mỗi môn học và cam kết thực hiện tốt giải pháp 2K-2T (2K là không thu tiền của học sinh, không sử dụng ngân sách nhà nước; 2T là tự nguyện dạy của giáo viên, tự nguyện học của học sinh).Tại dự thảo quyết định quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Sở GD-ĐT đã tham mưu UBND tỉnh về việc quy định công tác báo cáo của các cơ sở dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường khi các cơ sở này đi vào hoạt động. Sở Tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn cụ thể việc đăng kí kinh doanh của các cơ sở này theo quy định của pháp luật.Tại Hải Phòng, Sở GD-ĐT cho biết đã thành lập 3 đoàn kiểm tra và cũng thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản ánh về dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố.Sở GD-ĐT cũng phối hợp với Sở Tài chính Hải Phòng nghiên cứu và đề xuất với UBND thành phố hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là những học sinh còn gặp khó khăn trong học tập, học sinh có sức khỏe yếu, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.Ông Nguyễn Minh Quý, Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Hải Phòng) chia sẻ về tinh thần "4K" của nhà trường khi triển khai Thông tư 29. Đó là: "Không để học sinh hoang mang; không để học sinh ngắt quãng việc học; không để mất kết nối giữa học sinh với giáo viên, nhà trường; không được làm mất hình ảnh, tư cách của người thầy".Cùng đó, ông Quý cũng nêu những giải pháp mà nhà trường đang thực hiện để tạo nên những thói quen mới, thói quen không dạy thêm, học thêm, thói quen tự học. Theo đó, nhà trường đã bố trí lại việc giảng dạy đối với các khối lớp, tập trung xây dựng phong trào tự học, ban hành hướng dẫn tự học, các thầy cô không sa đà vào kiến thức mà nâng cao khả năng tư duy, tổng hợp của học sinh.Nhờ vậy, hiện đã có 32/42 lớp hình thành lớp tự học, sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường tự học, học nhóm. Học sinh học trên app của nhà trường, giáo viên giao bài, giám sát. Từ tháng 3, trường đã bổ sung 15 hoạt động để học sinh đến trường không đơn độc, buổi chiều học sinh vẫn đến trường tham gia hoạt động.Cho rằng Thông tư 29 nếu thực hiện tốt sẽ bảo vệ hình ảnh người thầy nhưng ông Quý cũng mong muốn các chế độ, chính sách cho nhà giáo cần được cải thiện để thầy cô có thể sống khoẻ, sống hạnh phúc với nghề.Phát biểu tại buổi làm việc với các sở GD-ĐT, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng với việc Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non tới THPT, thì dạy thêm, học thêm trong nhà trường không thu tiền là đúng. "Không thể nói giáo viên giảm thu nhập vì không được dạy thêm, cần nhìn nhiều ngành nghề khác, nhìn giáo viên mầm non, giáo viên những môn học không dạy thêm", ông Thưởng nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, thực hiện tốt Thông tư 29 sẽ sớm hình thành năng lực tự học, tự chủ, tự lập cho học sinh ngay từ phổ thông, vùng an toàn của học sinh được mở rộng hơn ngoài nhà trường. Tự học, ông Thưởng nhìn nhận, không có nghĩa là một mình. Đối với học sinh phổ thông, giáo viên là người kiến tạo, chỉ huy, định hướng chứ không chỉ truyền thụ kiến thức.Xác minh hình ảnh người đàn ông cải trang đạo Hồi, đeo súng chạy xe ở Cần Thơ
Tại kỳ điều hành này, liên bộ không trích lập/ không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng dầu. Sau điều chỉnh, ngày 12.4, giá bán lẻ xăng dầu phổ biến trên thị trường như sau: xăng E5 RON92 không quá 23.848 đồng/lít; xăng RON 95-III không quá 24.821 đồng/lít; dầu diesel không quá 21.610 đồng/lít; dầu hỏa không quá 21.594 đồng/lít; dầu mazut không quá 17.008 đồng/kg.
Slayder ghé trụ sơ GAM để 'tắm nhờ'?
Ngày 22.2, Công an TP.Huế cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Huỳnh Thanh Truyền (50 tuổi, ở P.Thuận An, Q.Thuận Hóa, TP.Huế) liên quan đến hành vi mua, bán giấy phép lái xe giả.Theo hồ sơ vụ án, từ tháng 6.2023 đến tháng 12.2024, Truyền biết nhiều người ở địa phương có nhu cầu sử dụng giấy phép lái xe máy hạng A1 nên đã tiếp cận, gợi ý làm giả giấy phép lái xe với giá 1,1 triệu đồng/giấy phép.Sau đó, Truyền chụp CCCD của người có nhu cầu và gửi cho 1 người quen trên mạng xã hội để làm giả các loại hồ sơ, giấy tờ liên quan giả; mức phí mà Truyền chi trả cho người làm giả này là 800.000 đồng/giấy phép lái xe.Truyền khai nhận đã cùng người quen trên mạng xã hội làm được 27 giấy phép lái xe hạng A1 giả và bán cho các cá nhân trên địa bàn TP.Huế.Hiện Công an TP.Huế đang tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý Truyền và các nghi phạm liên quan vụ làm giả, mua bán giấy phép lái xe giả.
Ngày 7.3, một lãnh đạo UBND H.Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết vừa tiếp nhận thông tin báo cáo ban đầu về trường hợp 1 học sinh tiểu học ở xã Trà Dơn (H.Nam Trà My) tử vong do sốt cao, nghi mắc bệnh sởi.Học sinh tử vong là H.T.K.N (lớp 2, điểm trường nóc Ông Bình, Trường Phổ thông bán trú tiểu học - THCS xã Trà Dơn).Trước đó, em N. bị sốt cao, thầy cô giáo vận động đưa em đến cơ sở y tế điều trị nhưng gia đình không đồng ý.Ông Lê Huy Phương, Hiệu trưởng Trường phổ thông bán trú tiểu học - THCS xã Trà Dơn, cho biết em N. sốt cao 1 tuần qua, tối 5.3 thì tử vong.Theo ông Phương, hiện nay ở điểm trường nóc Ông Bình vẫn còn nhiều học sinh có biểu hiện sốt cao, đa phần gia đình không đưa đi khám mà để ở nhà tự xử lý.Khi thông tin về cái chết của em N. được báo cáo lên cấp trên, chính quyền đã cử người tới các làng ở Trà Dơn để kiểm tra. Được sự vận động của cán bộ, thầy cô giáo, nhiều trẻ sốt cao kéo dài được khiêng cõng xuống trạm y tế. Tuy nhiên, sau khi xuống trạm y tế xã thì bệnh tình có dấu hiệu chuyển nặng.Theo ông Phương, 23 giờ đêm qua 6.3, sau khi làm việc với lãnh đạo Trạm y tế xã Trà Dơn, ông đã dùng xe cá nhân đưa 4 ca nặng nhất xuống Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam cấp cứu.Ông Phương cũng cho hay, hiện nay rất nhiều điểm trường lẻ nằm trên núi cao ở xã Trà Dơn có học sinh bị sốt cao. Triệu chứng, biểu hiện bệnh giống nhau nhưng đa phần gia đình để ở nhà điều trị. Trong sáng nay 7.3, khoảng 10 trẻ bị sốt, điều trị tại Trạm y tế xã Trà Dơn cũng đã được đưa xuống Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam theo dõi, điều trị.Một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam cho biết đang tổ chức các đội tiêm vắc xin sởi tại nhiều xã vùng cao của H.Nam Trà My.Dịp Tết Ất Tỵ, ở một số xã vùng cao của H.Nam Trà My ghi nhận một số trẻ có triệu chứng sốt phát ban.Tính từ ngày 25.1 đến 4.2, có 43 trẻ (từ 1-12 tuổi) có triệu chứng sốt phát ban được tiếp nhận điều trị. Trong số 43 trẻ sốt phát ban, có trẻ đã được tiêm hoặc chưa tiêm và chưa đến tuổi tiêm vắc xin chứa thành phần kháng nguyên sởi. Hiện đã có 3 trong 4 ca tử vong nghi do mắc bệnh sởi.
Nỗ lực bài trừ hành vi dán trái phép tờ rơi quảng cáo
Chính tính cách, lời ăn tiếng nói, sự thuần phác của người dân Quảng Ngãi làm nên hồn vía quê hương là như vậy.